Nói đến xứ Huế mộng mơ, trầm mặc, đã được ca ngợi nhiều trong văn, thơ, nhạc, họa,....Huế còn là địa điểm du lịch được nhiều người thích đến vì bị hấp dẫn bởi nét văn hóa cổ kính, các lăng tẩm ghi lại dấu tích lịch sử, một chút không gian yên tĩnh thanh tao và nét hấp dẫn nhất với các anh chàng là một tà áo dài tím của cô gái Huế.
Nhưng với cái nhìn của tôi, Huế bây giờ....khác ngày xưa, dù khung cảnh vẫn vậy. Nhưng để lại cho tôi những ấn tượng không lấy gì làm đẹp. (Còn vì sao lại có ấn tượng không đẹp đó thì chỉ thì thầm kể nhỏ thôi

)
Nói đến Huế là phải nhắc đến sông Hương_Núi Ngự (Bình) là biểu tượng thiên nhiên của Huế
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là Linh Mụ)
Nói đến chùa Thiên Mụ làm tôi nhớ đến một câu chuyện cười về câu thơ "Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương" được một người Tây dịch ra tiếng Pháp và sau đó được một người khác dịch ngược lại tiếng Việt là: "Bà trời đánh một hồi chuông, canh gà húp vội hóc xương mấy lần"
Câu thơ trên có nguồn gốc từ bài thơ "Hà Nội tức cảnh" của cụ Dương Khuê:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái*, mặt gương Tây Hồ"
* Yên Thái: có bản dịch là An Thái
Bài thơ được truyền miệng về sau trở thành bài ca dao.
Năm 1918 Phạm Quỳnh, một danh sĩ đất Hải Dương, trong chuyến vào thăm Huế mười ngày, chắc muốn "nịnh" tán các cô gái Huế đã đem bài thơ sửa lại câu thứ 2 thành: "Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương" (một kiểu "đạo" thơ?)
Và dịch qua, dịch lại giữa tiếng Tây, tiếng Ta thì thành như trên: "Bà trời đánh một hồi chuông, canh gà húp vội hóc xương mấy lần"
Trên bờ nốc cũng có chuyện cười y hệt, có nhiều "nhà thơ" cũng tỏ ra ta đây am hiểu Hán Việt và dịch thơ kiểu "Thiên Mụ = Bà Trời, Thọ Xương = hóc xương", đem khoe bài dịch khắp nơi. Và lấy thơ tiếng Việt (hoặc Hán Việt) của người khác dịch ra tiếng Hán (Hoa) theo kiểu tra từng từ trên google dịch và....ráp vào. Tôi thì không biết tí gì về tiếng Bông, nhưng không biết những người biết tiếng Bông dịch ra có thành những câu chuyện cười như trên không?
tri kỷ
không người
tâm sự
Đêm
thật dài
lạnh lẽo
buồn tênh